BÀI THUYẾT TRÌNH VỊNH HẠ LONG – TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ÔN THI NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH
BÀI 1: Đến với vùng đất quảng ninh hôm nay, các bạn sẽ được tham quan Vịnh Hạ Long đây là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo thuộc thành phố Hạ Long, Thành phố Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn của tỉnh Quảng Ninh.
Là trung tâm của một khu vực rộng lớn có những yếu tố ít nhiều tương đồng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, khí hậu và văn hóa, với vịnh Bái Tử Long phía Đông Bắc và quần đảo Cát Bà phía Tây Nam, vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích khoảng 1.553 km² bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi, trong đó vùng lõi của Vịnh có diện tích 334 km² quần tụ dày đặc 775 hòn đảo.
Lịch sử kiến tạo địa chất đá vôi của Vịnh đã trải qua khoảng 500 triệu năm với những cổ địa lý rất khác nhau và quá trình tiến hóa carxtơ đầy đủ trải qua trên 20 triệu năm
Sự kết hợp của môi trường, khí hậu, địa chất, địa mạo, đã khiến vịnh Hạ Long trở thành quần tụ của đa dạng sinh học bao gồm: hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới, hệ sinh thái biển và ven bờ với nhiều tiểu hệ sinh thái. có 14 loài thực vật và khoảng 60 loài động vật đặc hữu đã được phát hiện trong số hàng ngàn động, thực vật quần cư tại Vịnh.
Năm 1962 Bộ Văn hóa – Thông tin (Việt Nam) đã xếp hạng vịnh Hạ Long là di tích danh thắng cấp quốc gia đồng thời quy hoạch vùng bảo vệ.
Năm 1994 vùng lõi của vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới với giá trị thẩm mỹ và được tái công nhận lần thứ 2 với giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất-địa mạo vào năm 2000.
Cùng với vịnh Nha Trang và vịnh Lăng Cô của Việt Nam, vịnh Hạ Long là một trong số 29 vịnh được Câu lạc bộ những vịnh đẹp nhất thế giới xếp hạng và chính thức công nhận vào tháng 7/2003. Vịnh Hạ Long cùng với đảo Cát Bà tạo thành 1 trong 21 khu du lịch quốc gia Việt Nam.
TÊN GỌI HẠ LONG ĐÃ THAY ĐỔI QUA NHIỀU THỜI KỲ LỊCH SỬ
Thời Bắc thuộc khu vực này được gọi là Lục Châu, Lục Hải.
Các thời Lý, Trần, Lê Vịnh Hạ Long mang các tên: Hoa Phong, Hải Đông, An Bang, Vân Đồn, Ngọc Sơn hay Lục Thủy.
Còn tên Hạ Long (rồng đáp xuống) mới xuất hiện trong một số thư tịch và các bản đồ hàng hải của Pháp từ cuối thế kỷ 19.
Trên tờ Tin tức Hải Phòng xuất bản bằng tiếng Pháp có bài viết về sự xuất hiện của sinh vật giống Rồng trên khu vực là vịnh Hạ Long ngày nay với nhan đề: “Rồng xuất hiện trên vịnh Hạ Long”, khi viên thiếu úy người Pháp, thuyền trưởng tàu cùng các thủy thủ bắt gặp một đôi rắn biển khổng lồ ba lần (vào các năm 1898, 1900 và 1902). Có lẽ VÌ VẬY người CHÂU ÂU họ đã liên tưởng con vật này giống như con rồng Châu Á, loài vật huyền thoại được tôn sùng trong văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa các nước đồng văn Châu Á nói chung.
VÀ Ở VIỆT NAM CŨNG CÓ RẤT NHIỀU TRUYỀN THUYẾT VỀ VỊNH HẠ LONG
Vịnh Hạ Long có từ xa xưa rùi ha, do những kiến tạo địa chất.
Tuy nhiên, trong tâm thức của người Việt từ thời tiền sử với trí tưởng tượng dân gian và ý niệm về cội nguồn con Rồng cháu Tiên,
Một số truyền thuyết cho rằng khi người Việt mới lập đất nước, Nước đã bị giặc ngoại xăm. Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra lửa thiêu cháy thuyền giặc, mặt khác rồng nhả Châu Ngọc dựng thành bức tường đá sừng sững làm cho thuyền giặc đâm phải mà vỡ tan, chặn đứng bước tiến của ngoại bang.
Sau khi giặc tan, thấy cảnh mặt đất thanh bình, cây cối tươi tốt, con người nơi đây lại cần cù, chịu khó, đoàn kết giúp đỡ nhau, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến để muôn đời bảo vệ con dân Đại Việt.
– Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long …
– Nơi Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long …
– Và đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xóa là Bạch Long Vĩ (bán đảo Trà Cổ ngày nay, với bãi cát dài trên 15 km).
Lại có truyền thuyết khác nói rằng vào thời kỳ nọ khi đất nước có giặc ngoại xăm, một con rồng đã bay theo dọc sông, xuôi về phía biển và hạ cánh xuống ở vùng ven biển Đông Bắc làm thành bức tường thành chặn bước tiến của thủy quân giặc. Chỗ rồng đáp xuống che chở cho đất nước được gọi là Hạ Long.
THÌ ĐÓ CŨNG CHỈ TRUYỀN THUYẾT mÀ NGƯỜI VIỆT TRUYỀN MIỆNG VÀ KỂ LẠI THUI
Vùng di sản trên vịnh Hạ Long được thế giới công nhận (vùng lõi) có diện tích 434 km², như một hình tam giác với ba đỉnh là đảo Đầu Gỗ (phía Tây), hồ Ba Hầm (phía Nam) và đảo Cống Tây (phía Đông), bao gồm 775 đảo với nhiều hang động, bãi tắm.
Vùng kế bên (vùng đệm), là di tích danh thắng quốc gia đã được bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam xếp hạng từ năm 1962.
Vịnh Hạ long có 1.969 đảo, hiện nay chỉ có khoảng 40 đảo là có dân sinh sống, những đảo này có qui mô từ vài chục đến hàng ngàn hecta tập trung chủ yếu ở phía Đông và Đông Nam vịnh Hạ Long.
Mấy chục năm gần đây, nhiều dân chài sống trôi nổi trên mặt nước, bắt đầu lên một số đảo định cư và biến những đảo hoang sơ trở thành trù phú như đảo Sa Tô (thành phố Hạ Long), đảo Thắng Lợi (huyện đảo Vân Đồn).
Nếu các bạn để ý các Cư dân vùng Vịnh phần lớn sống trên thuyền, trên nhà bè để thuận tiện cho việc đánh bắt, nuôi trồng và lai tạo các giống thủy sản, hải sản.
Và các bạn có thể thấy Các đảo ở vịnh Hạ Long có hai dạng chủ yếu là: đảo đá vôi và đảo phiến thạch. Các đảo trên vịnh Hạ Long có những hình thù riêng, không giống bất kỳ hòn đảo nào ven biển Việt Nam và không đảo nào giống đảo nào.
– Đảo thì giống khuôn mặt ai đó đang hướng về đất liền (hòn Đầu Người).
– Đảo thì giống như một con rồng đang bay lượn trên mặt nước (hòn Rồng).
– Đảo thì lại giống như một ông lão đang ngồi câu cá (hòn Lã Vọng).
– Phía xa là hai cánh buồm nâu đang rẽ sóng nước ra khơi (hòn Cánh Buồm).
– Đảo lại lúp xúp như mâm xôi cúng (hòn Mâm Xôi).
– Rồi hai con gà đang âu yếm vờn nhau trên sóng nước (hòn Trống Mái).
– Đứng giữa biển nước bao la một lư hương khổng lồ, như một vật cúng tế Trời Đất (hòn Lư Hương).
– Đảo lại có hình tròn cao khoảng 40 mét trông như chiếc đũa phơi mình trước thiên nhiên (hòn Đũa), mà nhìn từ hướng khác lại giống như vị quan Triều Đình áo xanh, mũ cánh chuồn, nên dân chài còn gọi là hòn Ông.… có rất nhiều
Bên cạnh các đảo được đặt tên căn cứ vào hình dáng, là các đảo đặt tên theo sự tích dân gian: Núi Bài Thơ, hang Trinh Nữ, đảo Tuần Châu.
Hoặc căn cứ vào các đặc sản có trên đảo hay vùng biển quanh đảo: hòn Ngọc Vừng, hòn Kiến Vàng, đảo Khỉ ………..
BÂY GIỜ EM SẼ GIỚI THIỆU CHO CẢ NHÀ 1 SỐ HÒN NỔI TIẾNG Ở NƠI ĐÂY NHA
ĐẢO NGỌC VỪNG:
Đảo Ngọc Vừng rộng 12 km², có người ở, có bến cảng cổ Cống Yên thuộc hệ thống thương cảng cổ Vân Ðồn từ thế kỷ 11, và có di tích thành cổ nhà Mạc, thành nhà Nguyễn. Phía đông của đảo có bãi cát dài với cát trắng trải ra tới tận bến tàu.
Đảo Ngọc Vừng nằm cách cảng tàu du lịch khoảng 34 km, thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, có đặc điểm đây là một trong số ít đảo đất trên vùng vịnh Hạ Long. Xung quanh đảo có nhiều bãi biển đẹp, có núi Vạn Xuân cao 182m và có di chỉ khảo cổ thuộc văn hóa Hạ Long rộng 45.000m².
Khu vực này tương truyền trước kia có nhiều ngọc trai, đêm đêm phát sáng cả một vùng trời biển, nên nó mang tên đảo Ngọc Vừng (ngọc phát sáng), Trước kia cư dân trên đảo sống bằng nghề đánh bắt hải sản và khai thác ngọc trai. Ngày nay cư dân ở đây vẫn còn mò trai lấy ngọc, đồng thời nghề nuôi trai lấy ngọc cũng đang phát triển mạnh.
BẢI TẮM & BẾN TÀU TRÊN ĐẢO “TI TỐP” (TITOV).
Trong bản đồ của Pháp vẽ về Hạ Long cuối thế kỷ 19, đảo Ti Tốp có tên là hòn Cát Nàng, hòn đảo nhỏ xinh đẹp này tựa lưng vào vịnh Cửa Lục, phía trước là vụng Sửng Sốt có đảo Bồ Hòn, bên phải là hòn Dầm Nam, nằm trên khu vực vịnh Hạ Long cách cảng tàu du lịch Bãi Cháy khoảng 7 – 8 km về phía đông nam.
Đảo Ti Tốp có bờ dốc đứng và bãi cát trắng phẳng hình vầng trăng nằm dưới chân. Cát ở đây bốn mùa được nước thủy triều rửa sạch nên rất trắng.
Ngày 22-11-1962 hòn đảo nhỏ này được đón chủ tịch Hồ Chí Minh cùng nhà du hành vũ trụ người Nga Gherman Titov – anh hùng lao động Liên Xô, anh hùng lao động Việt Nam? lên thăm và nghỉ tại đây.
Để ghi dấu kỷ niệm chuyến đi đó, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt tên cho đảo là đảo “Ti Tốp”.
Ngày 27-6-1997 Gherman Titov có dịp trở lại hòn đảo mang tên mình. Ông đã xúc động ghi vào sổ lưu niệm của Ban Quản lý vịnh Hạ Long:
– Cảm ơn số phận đã cho tôi có dịp trở lại hòn đảo nhỏ này.
HANG SỬNG SỐT Ở VỊNH HẠ LONG
Theo các nhà thám hiểm địa chất người Pháp, khi nghiên cứu về vịnh Hạ Long đầu thế kỷ 20, đã khẳng định rằng hầu hết trong số chúng đều được kiến tạo trong thế P.lei-to-cen kéo dài từ 2 triệu đến 11 ngàn năm trước, nằm trong 3 nhóm hang ngầm cổ, hang nền carxtơ và các hàm ếch biển.
Hang Sửng Sốt, hay động Sửng Sốt nằm trên đảo Bồ Hòn ở trung tâm vịnh Hạ Long, được người Pháp đặt tên “GÓT ĐÌ SƠFI” (động của những kỳ quan).
Hang Sửng Sốt là một hang dạng ống, nằm ở độ cao 25m so với mực nước biển hiện tại. Hang được chia thành 2 ngăn chính:
– Toàn bộ ngăn thứ nhất: như một nhà hát lớn rộng thênh thang với trần hang được phủ bằng nhũ đá, những tượng đá, voi đá, hải cẩu, mâm xôi, hoa lá, mở ra một thế giới của cổ tích.
– Ngăn 2 cách biệt với ngăn 1 qua một lối đi hẹp. Bước vào lòng ngăn này, động mở ra một khung cảnh mới khác lạ hoàn toàn với lòng ngăn rộng có thể chứa được hàng ngàn người. Trong lòng ngăn 2 của hang Sửng Sốt có những hình tượng được gắn với truyền thuyết Thánh Gióng: Cạnh lối ra vào là khối đá hình chú ngựa, thanh gươm dài và trong lòng hang có những ao hồ nhỏ như vết chân ngựa Gióng.
Ðây là một hang động rộng và đẹp vào bậc nhất của vịnh Hạ Long. Nằm ở vùng trung tâm du lịch của Vịnh với hệ thống trong tuyến du lịch bao gồm bãi tắm Titov – hang Bồ Nâu – động Mê Cung – hang Luồn – hang Sửng Sốt
Bây giờ đến nơi rùi, các bạn xem lại tư trang các nhân mình đã cbi đầu đủ ht chưa ạ. Những vật dụng nào hog cần thiết thì mình sẽ để trên xe nha. Sau khi tham quan xong thì thuyền sẽ đưa các bạn quay lại bến, các bạn tập hợp đầy đủ tại phía trên quầy bán vé để mình lên xe di chuyển sang điểm tiếp theo nha
BÀI 2:
Vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long có nghĩa là nơi rồng đáp xuống Vịnh. Nằm ở vùng Ðông Bắc Việt Nam, vịnh Hạ Long là một phần vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Ðồn. Phía tây nam Vịnh giáp đảo Cát Bà, phía đông là biển, phần còn lại giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km. Unesco công nhận di sản văn hóa thế giới 1994 về cảnh quan, năm 2000 về địa chất. Đây là di tích danh thắng quốc gia được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng năm 1962. Với diện tích 1553 km2 và 1969 đảo lớn nhỏ. Vịnh Hạ Long là một trong 29 Vịnh đẹp nhất Thế giới được công nhận 07/2003.
Ðảo của Vịnh Hạ Long có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch, tập trung ở hai vùng chính là vùng phía đông nam (thuộc vịnh Bái Tử Long) và vùng phía tây nam (thuộc vùng vịnh Hạ Long) có tuổi kiến tạo địa chất từ 250 – 280 triệu năm. Vùng tập trung dày đặc các đảo đá có phong cảnh ngoạn mục và nhiều hang động đẹp nổi tiếng là vùng trung tâm Di sản thiên nhiên vịnh Hạ Long, bao gồm vịnh Hạ Long và một phần vịnh Bái Tử Long.
Hang Đầu Gỗ: theo truyền thuyết xưa kể rằng, trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, Trần Hưng Ðạo đã cho chuẩn bị nhiều cọc gỗ lim ở đây để cắm xuống lòng sông Bạch Ðằng, có rất nhiều mẩu gỗ còn sót lại vì vậy động mang tên là hang Ðầu Gỗ.
Hang Sửng Sốt: Nằm ở khu vực trung tâm của Di sản thế giới vịnh Hạ Long. Ðây là một hang động rộng và đẹp vào bậc nhất của vịnh Hạ Long. Ðộng được chia làm hai ngăn chính, toàn bộ ngăn một như một nhà hát lớn rộng thênh thang. Trần hang được phủ bằng một lớp “thảm nhung” óng mượt, vô số những “chùm đèn treo” bằng nhũ đá rực sáng long lanh, những tượng đá, voi đá, hải cẩu, mâm xôi, hoa lá… tất cả dường như đang chuyển động trong một thế giới huyền ảo như thực như mơ.
Động Thiên Cung: Trong những hang động đẹp nổi tiếng vịnh Hạ Long mới được phát hiện trong những năm gần đây phải nói đến động Thiên Cung. Lòng động đột ngột mở ra không gian có tiết diện hình tứ giác với chiều dài hơn 130 mét. Càng vào trong ta càng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp lộng lẫy của tạo hoá. Ðộng gắn liền với truyền thuyết về vua Rồng xưa..Trung tâm động là 4 cột trụ to lớn lực lưỡng chống đỡ thiên đình. Từ chân cột tới đỉnh đều được chạm nổi nhiều hình thù kỳ lạ như chim cá, cảnh sinh hoạt của con người, hoa lá cành…
Hòn Ðỉnh Hương (Lư Hương hay Bình Phong) Hòn Ðỉnh Hương nằm chắn ngang giữa con nước, nên rất giống tấm bình phong để che chắn. Khi thủy triều xuống, hòn Ðỉnh Hương để lộ 4 chân uốn khúc không khác gì án lư hương.
Hòn Gà chọi: Ði qua hòn Ðỉnh Hương khoảng chừng 1 km, du khách sẽ nhìn thấy 2 hòn đá thật to như dáng 2 con gà đang giương cánh đá nhau trên mặt biển.
Ngoài ra còn nhiều hang động đẹp như:
Hang Trinh Nữ – Hang Trống, Hang Hanh, Núi Bài Thơ, Hòn Yên Ngựa, Đảo Khỉ, Đảo Tuần Châu, Hòn Đũa