`Chương II: QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VẬN TẢI
2.1. MÔ PHỎNG QUÁ TRÌNH SXKD VẬN TẢI TRÊN QUAN ĐIỂM HỆ THỐNG
Quá trình vận tải là sự thống nhất các hoạt động vận tải và vận chuyển. Trên quan điểm hệ thống quá trình sản xuất kinh doanh vận tải là sự kết hợp giữa các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm vận tải đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Nếu coi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một hệ thống thì hoạt động của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nào đó (Một chu kỳ nhất định) có thể mô tả như sau (Hình 2.1)
VCĐ1
Vốn lưu động Doanh thu, Lãi
Vốn cố định
Lao động Lao động1
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
Đầu vào
Đầu ra
Môi trường kinh doanh
Hình 2.1. Mô phỏng hoạt động SXKD trên quan điểm hệ thống
Đầu vào gồm các yếu tố:
- – Lao động (Lđ) được biểu thị bằng số lao động trong doanh nghiệp (Có thể
phân chi tiết hơn).
- – Vốn, bao gồm: Vốn cố định (VCĐ) và vốn lưu động (VLĐ), cụ thể trong kinh doanh vận tải đó là các phương tiện vận tải, xếp dỡ, nguyên nhiên vật liệu tham gia vào quá trình vận tải.
Đầu ra bao gồm:
- – Kết quả SXKD biểu thị bằng các chỉ tiêu: Sản lượng, doanh thu, lợi nhuận
vv…
- – Cácchỉtiêuphảnánhsựkếthợpcácyếutốđầuvàođểtạorakếtquảsảnxuất kinh doanh, hay còn gọi là các chỉ tiêu phản ảnh quá trình diễn ra hoạt động sản xuất kinh doanh.
- – Các yếu tố còn lại sau một chu kỳ sản xuất: Lao động (Lao động ở trạng thái khác: Có kinh nghiệm sản xuất kinh doanh hơn, thể lực có thể biến đổi sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh), Vốn (Vốn ở trạng thái khác: Đối với vốn cố định giảm dần do TSCĐ đã hao mòn một phần sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh trước, còn vốn lưu động gồm nguyên vật liệu sẽ tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh ). Các yếu tố này sẽ có thể là các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo (Nếu doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh).
BỘ MÔN: KTVT & DL
GIÁO TRÌNH: TCQL DOANH NGHIỆP VT
– Kết quả xã hội và môi trường.
Vận tải là quá trình bao gồm nhiều khâu, quá trình sản xuất vận tải gồm các giai đoạn sau:
– –
Giai đoạn chuẩn bị:
Chuẩn bị phương tiện vận tải.
Chuẩn bị đối tượng vận chuyển (Hàng hoá, hành khách ).
Giai đoạn xếp hàng (xếp khách).
Giai đoạn lập đoàn phương tiện.
Quá trình vận chuyển (Có thể có chuyển tải ). Giải phóng đoàn phương tiện.
Dỡ hàng (trả khách).
Đưa phương tiện về địa điểm mới để nhận hàng (Đón khách).
34
Cũng như bất kỳ quá trình sản xuất kinh doanh nào, quá trình sản xuất kinh doanh vận tải là sự kết hợp giữa các yếu tố đầu vào để tạo ra đầu ra phù hợp với mục tiêu của người kinh doanh. Ngoài ra việc mô phỏng quá trình sản xuất kinh doanh vận tải thông thường được nhìn nhận trên 2 quan điểm: Quan điểm vĩ mô (Đứng trên góc độ của nền kinh tế quốc dân) và quan điểm vi mô (Đứng trên góc độ của người sản xuất kinh doanh).
Đứng trên quan điểm vi mô thì việc phân tích quá trình sản xuất thường tính theo giá thị trường, còn trên quan điểm vĩ mô quá trình này cần phải được phân tích đánh giá một cách tổng thể chung toàn nền kinh tế và giá dùng để đánh giá quá trình sản xuất được tính theo giá mờ. Trong môn học này với phạm vi nghiên cứu chủ yếu là hoạt động SXKD trong phạm vi doanh nghiệp nên quá trình nghiên cứu chỉ tập trung phân tích quá trình sản xuất kinh doanh vận tải trên quan điểm vi mô.
2.1.1. Các yếu tố đầu vào.
Đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh vận tải bao gồm:
Vốn cố định:
Vốn cố định là sự biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định. Tài sản cố định (TSCĐ) là công cụ lao động, nó tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và trong quá trình sản xuất vẫn giữ nguyên hình dạng ban đầu và giá trị của nó được chuyển dần vào giá trị sản phẩm và về mặt giá trị được tính dưới dạng khấu hao. Để đáp ứng cho công tác quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp và quản lý tài chính doanh nghiệp người ta qui định TSCĐ là những tài sản có giá trị trên 5.000.000 đồng ( Năm triệu đồng) và có thời gian sử dụng trên 1 năm. Còn những tài sản mà có giá trị nhỏ (dưới 5.00.00 đ ) hoặc thời gian sử dụng ngắn (dưới một năm ) được xếp vào loại vật rẻ mau hỏng và tính vào tài sản lưu động.
Công cụ lao động chủ yếu trong kinh doanh vận tải là phương tiện vận tải, thiết bị, nhà cửa, công trình, vật kiến trúc, cây lâu năm, đất đai.
BỘ MÔN: KTVT & DL
GIÁO TRÌNH: TCQL DOANH NGHIỆP VT
Các quá trình diễn ra trong hoạt động sản xuất. Các quá trình diễn ra trong hoạt động lưu thông.
35
Vốn lưu động:
Vốn lưu động (VLĐ) là sự biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động (TSLĐ)
và vốn lưu thông.
TSLĐ là đối tượng lao động nó chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và sau một chu kỳ sản xuất toàn bộ giá trị của nó được chuyển sang giá trị sản phẩm. Trong vận tải ô tô VLĐ là nguyên nhiên liệu dự trữ, săm lốp, phụ tùng thay thế…
Lao động:
Lao động (LĐ) trong kinh doanh vận tải ô tô là đội ngũ lái xe, công nhân bảo
dưỡng sửa chữa, lao động quản lý.
Sự tác động của môi trường:
Môi trường sản xuất của vận tải chính là hệ thống giao thông (Hệ thống giao thông bao gồm hệ thống đường xá và hệ thống giao thông tĩnh ) ngoài ra yếu tố môi trường còn phải kể đến cơ chế chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà Nước.
2.1.2. Các yếu tố đầu ra.
Đầu ra của hoạt động SXKD vận tải chính là kết quả hoạt động kinh doanh vận tải. Kết quả này có thể được biểu thị bằng các loại đơn vị khác nhau như đơn vị hiện vật, đơn vị giá trị… Ở đây sản phẩm vận tải được đo bằng đơn vị khối lượng vận chuyển đó là Tấn vận chuyển hoặc hành khách vận chuyển ( được ký hiệu là Q) và lượng luân chuyển hàng hoá – 1 tấn hàng vận chuyển trên 1 km ( T.km) hoặc 01 hành khách vận chuyển trên 1 km ( HK.km) ký hiệu chung là P.
Sản phẩm vận tải là một loại sản phẩm đặc biệt, nó không tồn tại dưới dạng vật chất mà nó là một loại sản phẩm trừu tượng, bởi vậy không có sản phẩm vận tải dở dang, không có sản phẩm vận tải dự trữ và không có sản phẩm vận tải dư thừa, nếu có ở đây thì chỉ là dư thừa về năng lực vận tải.
Giá trị của sản phẩm vận tải chính là hao phí lao động xã hội được kết tinh trong một đơn vị sản phẩm. Giá trị sử dụng của sản phẩm vận tải chính là tạo khả năng để thực hiện giá trị sử dụng của hàng hóa vận chuyển, và làm tăng tính hữu dụng của hàng hoá.
Đối với vận tải hành khách thì giá trị sử dụng của sản phẩm vận tải được coi là một sự tiêu dùng để thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người.
Đầu ra của quá trình kinh doanh vận tải nếu biểu thị bằng đơn vị giá trị thì đó là doanh thu, lợi nhuận.
Ngoài ra trong các yếu tố đầu ra còn phải kể đến công cụ lao động sau quá trình sản xuất kinh doanh và lao động sau quá trình sản xuất kinh doanh, và cuối cùng là sự tác động ngược trở lại đối với môi trường kinh doanh.
2.1.3. Các quá trình diễn ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh vận taỉ.
– –
Theo sự biểu hiện của vốn thì các quá trình này được phân làm hai loại:
BỘ MÔN: KTVT & DL
GIÁO TRÌNH: TCQL DOANH NGHIỆP VT
36
Theo yếu tố của quá trình thì quá trình sản xuất kinh doanh vận tải được phân ra các quá trình chủ yếu sau:
- – Quá trình khai thác phương tiện vận tải.
- – Quá trình sử dụng nguồn lao động.
- – Quá trình sử dụng vốn và sự luân chuyển của vốn.
- – Quá trình sử dụng chi phí.
2.1.4. Doanh nghiệp và môi trường.
Một doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển một cách biệt lập mà luôn gắn bó hữu cơ với môi trường SXKD. Theo cách phân loại thông dụng thì môi trường của doanh nghiệp chia làm 8 loại, mỗi loại vừa là thông tin, những cũng là hạn chế hay thuận lợi cho doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
- – Môi trường kinh tế: Cơ hội hoạt động kinh doanh, sự biến đổi của giá cả, thu nhập và sức mua của người dân, tỉ giá hối đoái, tình trạng cạnh tranh,…
- – Môi trường luật pháp, thể chế: Luật, tiêu chuẩn sản xuất, quy chế cạnh tranh, việc bảo vệ phát minh,…
- – Môi trường văn hoá: Lối sống, trình độ giáo dục, mốt, các hình thức truyền thống, phương văn hoá,…
- – Môi trường xã hội: Tình trạng việc làm, hoàn cảnh xã hội phân phối thu nhập, mức độ những mâu thuẫn xã hội, tần xuất những tranh chấp xã hội,…
- – Môi trường công nghệ: Tình hình nghiên cứu khoa học, số lượng các phát
minh đã đăng ký,…
- – Môi trường chính trị: Xu hướng can thiệp, chương trình các đảng phái chính
trị, nhân cách các nhà cầm quyền, thái độ đối với các doanh nghiệp tư nhân.
- – Môi trường sinh thái: Tác động của ô nhiễm không khí và các ảnh hưởng khác.
- – Môi trường quốc tế: Các quy định quy chế và thông lệ buôn bán quốc tế và sự mở cửa của các nước.
Môi trường có thể đưa lại cho doanh nghiệp những tác động tiêu cực hoặc tích cực. Cụ thể là những ràng buộc của môi trường đã tác động trực tiếp đến doanh nghiệp. Bởi vậy, doanh nghiệp phải có khả năng thích ứng, nếu không sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị sa sút thậm chí giải thể doanh nghiệp, mặt khác môi trường tạo ra những cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp nếu biết nắm lấy chúng.
Doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của nó cũng tác động ngược lại đối với môi trường như tạo việc làm cho người lao động hoặc tạo ra nguồn thất nghiệp, tác động ôi nhiễm gây ra nguy hại đối với môi trường.
Cụ thể hơn doanh nghiệp tác động đến cuộc sống địa phương thông qua việc cung cấp việc làm và đóng góp những khoản thuế, doanh nghiệp tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế của một vùng hoặc một thành phố.
2.2. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH QUÁ TRÌNH SXKD VẬN TẢI. 2.2.1. Khái niệm về chỉ tiêu và hệ thống chỉ tiêu.
BỘ MÔN: KTVT & DL
GIÁO TRÌNH: TCQL DOANH NGHIỆP VT
37
a. Chỉ tiêu là gì ?
Trong thực tế, để diễn tả một cách khái quát một hiện tượng hay quá trình kinh tế – xã hội nào đó người ta sử dụng một chỉ tiêu hay một số chỉ tiêu nhất định. Vậy chỉ tiêu là gì ?
Chỉ tiêu được định nghĩa như sau: “Chỉ tiêu là một công cụ phản ánh gián tiếp những thuộc tính bản chất của hiện thực khách quan mà ta cần nhận thức ”.
Qua định nghĩa này, cần phải hiểu đầy đủ các khía cạnh của chỉ tiêu như:
- – Chỉ tiêu là một công cụ phản ánh hiện thực khách quan.
- – Nó chỉ phản ánh một cách gián tiếp.
Từ thực tế khách quan (Các hiện tượng hay quá trình kinh tế – xã hội) thông qua tư duy của quá trình nhận thức, đặc biệt là khái quát hoá và trừu tượng hoá để vạch ra thuộc tính bản chất đặc trưng cho cái mà ta nhận thức bằng phương tiện ngôn ngữ đó là chỉ tiêu. Cũng phải thấy rằng: Thực tế khách quan là cơ sở, nguồn gốc duy nhất để từ đó mới có tư duy. Như vậy, chỉ tiêu là một loại công cụ – công cụ ngôn ngữ để thể hiện cái cần được nhận thức.
Từ thực tế khách quan, thông qua các thao tác tư duy để thể hiện thuộc tính của sự vật hay hiện tượng trong thực tế, cho nên chỉ tiêu chỉ phản ánh gián tiếp (Phải thông qua các thao tác tư duy) hiện thực khách quan. Cần nhấn mạnh rằng: Do thực tế rất đa dạng và phong phú, việc phản ánh của chỉ tiêu chỉ thể hiện được cái bản chất, cái đặc trưng nhất cần nhận thức của sự vật và hiện tượng. Cũng cần lưu ý rằng, đã là phản ánh bản chất thì phải gạt bỏ những cái không bản chất.
Điều mong muốn là: Việc phản ánh phải biểu thị được cái bản chất một cách toàn diện và đúng đắn, nhưng trong thực tế khó có thể chỉ phản ánh bằng một chỉ tiêu. Vì vậy, để nhận thức đầy đủ hơn một sự vật hay một hiện tượng cần:
– Không thể chỉ dùng một chỉ tiêu mà phải sử dụng nhiều chỉ tiêu mới có thể phản ảnh một cách tương đối đầy đủ hiện thực khách quan.
– Cần phải quan sát trực tiếp hiện tượng và sự vật (Phải thực nghiệm, đi thực tế,…).
Việc phản ánh có đầy đủ, đúng thuộc tính của hiện tượng khách quan hay không là do phương pháp tư duy của con người. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của con người. Điều đó còn có nghĩa con người cần phải nâng cao nhận thức.
Chẳng hạn, từ thực tế khách quan là: Phương tiện vận tải hoạt động trên hành trình với cự ly khác nhau, cự ly xe chạy có hàng và không hàng khác nhau dẫn đến năng suất phương tiện khác nhau và hiệu quả sử dụng phương tiện cũng khác nhau.
Để phản ánh quá trình “Chạy xe” trên đường nêu trên, ở đây ta có thể thông qua một chỉ tiêu. Bằng phép tư duy, nếu không xét đến việc phương tiện hoạt động theo dạng hành trình nào, cự ly ngắn hay dài, xe chạy trên loại đường nào, xe chạy với tốc độ bao nhiêu, mức độ đủ tải hay không đủ tải,… người ta đã đưa ra chỉ tiêu hệ số lợi dụng quãng đường (). Chỉ tiêu này chỉ xét mối quan hệ tỷ lệ giữa quãng đường xe chạy có hàng và tỏng quãng đường xe chạy. Và như vậy nó sẽ cho ta hình
BỘ MÔN: KTVT & DL
GIÁO TRÌNH: TCQL DOANH NGHIỆP VT
38
ảnh cụ thể về mức độ sử sụng có ích quãng đường xe chạy. Thông qua chỉ tiêu này ta có thể so sánh mức độ sử dụng quãng đường xe chạy hữu ích trên các tuyến của các xe hay của các nhóm xe khác nhau.
Mỗi chỉ tiêu đều phản ánh một quá trình thực tế khách quan song từng trường hợp cụ thể việc hình thành chỉ tiêu có thể qua một cấp hay nhiều cấp. Trong những trường hợp đơn giản, việc hình thành chỉ tiêu chỉ thông qua một cấp chẳng hạn: Hệ số lợi dụng quãng đường, hệ số lợi dụng trọng tải, hệ số ngày xe vận doanh,… Trong trường hợp phức tạp chỉ tiêu được hình thành qua nhiều cấp.
b. Đặc điểm của chỉ tiêu.
Chỉ tiêu là một phạm trù lịch sử:
Sự phản ánh của chỉ tiêu cũng như sự tồn tại và phát triển của chỉ tiêu gắn liền với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử nhất định. Nó không cố định cả về thời gian lẫn không gian. Điều này đòi hỏi chúng ta phải luôn nghiên cứu và hoàn thiện chỉ tiêu cũng như hệ thống chỉ tiêu đặc biệt khi cơ chế kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế thay đổi. Chẳng hạn, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung trước đây, trong doanh nghiệp có chỉ tiêu: ” Thu quốc doanh”, ” Các mặt hàng chủ yếu “,. nay không còn sử dụng, và chỉ tiêu ” Phí cầu đường “, ” Lao động hợp đồng”,… trước đây không có nay lại có.
Như vậy, sự tồn tại hay không tồn tại một chỉ tiêu hoàn toàn có tính chất lịch sử ( Tính thời gian tồn tại).
Chỉ tiêu mang tính tương đối.
Bất cứ một chỉ tiêu nào, dù hoàn hảo đến đâu cũng chỉ phản ánh được một khía cạnh, một đặc tính nào đó của thực tế khách quan ở một mức độ tổng hợp nhất định chứ không thể phản ánh một cách đầy đủ mọi mặt, mọi khía cạnh của các hiện tượng và quá trình kinh tế. Điều này đòi hỏi trong hoạt động thực tiễn ta không thể chỉ xem xét các hiện tượng thông qua các chỉ tiêu phản ánh mà phải thâm nhập thực tế để nghiên cứu trực tiếp.
Cùng một hiện tượng một quá trình nhưng có thể được phản ánh bằng các chỉ tiêu khác nhau vì trong mỗi trường hợp nhất định người ta muốn phản ánh hiện tượng đó theo những mặt nhất định và ngược lại cùng tên chỉ tiêu nhưng lại phản ánh các hiện tượng quá trình kinh tế khác nhau. Chẳng hạn, về chi phí, người ta có thể phản ảnh các chỉ tiêu chi phí theo khoản mục, có thể qua chỉ tiêu chi phí biến đổi và cố định, có thể phản ảnh qua chỉ tiêu chi phí trực tiếp và gián tiếp,….
Chỉ tiêu mang tính khách quan:
Mức độ đạt được của chỉ tiêu, sự vận động của các chỉ tiêu, quan hệ giữa các chỉ tiêu,… là do thực tế khách quan diễn ra quyết định chứ hoàn toàn không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Điều này đòi hỏi khi xây dựng bất cứ một mô hình chỉ tiêu nào cũng đều phải xem xét xem mô hình đó có phù hợp và phản ánh đúng đắn thực tế khách quan hay không. Nói khác đi là từ bản chất hiện tượng mà xác định mô hình sao cho phù hợp chứ không phải từ mô hình đặt ra để đi tìm bản chất của hiện tượng và quá trình khách quan. Chẳng hạn, lợi nhuận thu được có liên quan đến chi phí đã bỏ ra, nếu chi phí cao thì lợi nhuận thấp và ngược lại
BỘ MÔN: KTVT & DL
GIÁO TRÌNH: TCQL DOANH NGHIỆP VT
–
–
Theo cấu trúc của hệ thống chỉ tiêu:
Hệ thống chỉ tiêu song song là tập hợp các chỉ tiêu biểu thị các hiện tượng và quá trình nhất định được xắp xếp theo một đẳng cấp (Cùng cấp) nhất định. Chẳng hạn: Trên quan điểm hệ thống, khi mô tả quá trình kinh doanh hệ thống chỉ tiêu có thể được xắp xếp như sau:
+ Các chỉ tiêu phản ảnh các yếu tố đầu vào (Vốn, Lao động,…).
+ Các chỉ tiêu phản ảnh các yếu tố đầu ra (Doanh thu, lợi nhuận,…). Các chỉ tiêu trên tạo ra hệ thống các chỉ tiêu có cấu trúc song song.
Hệ thống chỉ tiêu hình tháp là là tập hợp các chỉ tiêu biểu thị các hiện tượng và quá trình nhất định được xắp xếp theo một cấu trúc trong đó bao gồm nhiều lớp chỉ tiêu song song, lớp chỉ tiêu trên là tổng hợp lớp chỉ tiêu dưới và ngược lại lớp chỉ tiêu dưới là sự chi tiết hoá lớp chỉ tiêu trên.
39
(Nếu cố định các yếu tố khác); do vậy quan hệ giữa hai chỉ tiêu này là do bản chất của chúng quyết định chứ không phải do ý chủ quan của người xây dựng chỉ tiêu áp đặt.
c.Khái niệm và phân loại hệ thống chỉ tiêu:
Ta biết rằng: Mỗi chỉ tiêu được thiết lập chỉ có thể phản ánh được một phương diện nào đó của thực tế khách quan. Bởi vậy để nghiên cứu một cách toàn diện và đầy đủ mọi mặt, mọi khía cạnh của hiện tượng hay quá trình người ta phải sử dụng một hệ thống chỉ tiêu.
Hệ thống chỉ tiêu là một tập hợp các chỉ tiêu phản ánh các hiện tượng hay quá trình kinh tế – xã hội được xắp xếp theo một nguyên tắc nhất định phù hợp với cấu trúc và các mối liên kết giữa các bộ phận cấu thành với nhau của hiện tượng hay quá trình đó.
Do tính đa dạng của hiện tượng cũng như xuất phát từ các yêu cầu và mục đích khác nhau nên trong phân tích kinh tế người ta phải sử dụng nhiều dạng hệ thống chỉ tiêu khác nhau. Có thể phân biệt các dạng hệ thống chỉ tiêu theo một số tiêu thức sau:
Đây là dạng cấu trúc linh hoạt và mang tính ưu việt cao vì nó vừa phù hợp với yêu cầu quản lý tổng hợp, vừa phù hợp với công tác quản lý chi tiết các mặt hoạt động của các doanh nghiệp hay các ngành. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu hình tháp là lựa chọn chỉ tiêu tột đỉnh (Chỉ tiêu phản ánh tổng hợp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp).
Theo đối tượng phản ánh:
Có thể có các dạng hệ thống chỉ tiêu như: Hệ thống chỉ tiêu chi phí, hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp,… (Phần lớn thuộc dạng hệ thống chỉ tiêu song song).
Theo phương pháp xây dựng:
Có thể có các dạng sau: Hệ thống chỉ tiêu xây dựng bằng phương pháp thực
nghiệm, bằng phương pháp phân tích tính toán; bằng phương pháp tương tự ,….
BỘ MÔN: KTVT & DL
GIÁO TRÌNH: TCQL DOANH NGHIỆP VT
Vốn cố định có thể được đánh giá bằng:
40
- Theo thời gian xuất hiện:
Có hệ thống chỉ tiêu kế hoạch, thực hiện năm, quý, tháng,… - Theo đơn vị đo:
Có hệ thống chỉ tiêu đo bằng đơn vị hiện vật, giá trị, bằng tiền.
Nhìn chung, với các tiêu thức khác nhau thì có thể lập nên các hệ thống chỉ tiêu khác nhau.
d. Yêu cầu đối với hệ thống chỉ tiêu:
Để đáp ứng yêu cầu quản lý, một hệ thống chỉ tiêu kinh tế được xây dựng phải thoả mãn các yêu cầu sau:
- – Phản ánh đúng đắn, đầy đủ các hoạt động kinh doanh trong bất cứ khoảng không gian và thời gian nào.
- – Số lượng các chỉ tiêu phải là ít nhất, dễ xác định, không phản ánh trùng lặp và được xắp xếp theo một lôgíc phù hợp với một nội dung kinh tế.
- – Vừa đáp ứng yêu cầu phân tích, đánh giá chi tiết từng mặt hoạt động vừa thoả mãn cho việc phân tích đánh giá tổng hợp hoạt động kinh doanh ở tất cả các cấp quản lý.
- – Các chỉ tiêu được xây dựng trong hệ thống phải phù hợp với các chỉ tiêu trong hạch toán và thống kê.
- – Hệ thống mang tính ổn định cao (Ít bị thay đổi theo thời gian).Hệ thống chỉ tiêu phải đảm bảo tính chuẩn mực và khu vực hoá, quốc tế hoá.
2.2.2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh các yếu tố đầu vào của hoạt động SXKD.
a. Các chỉ tiêu phản ánh vốn sản xuất kinh doanh.
Thông thường vốn SXKD của một doanh nghiệp có thể được biểu thị dưới nhiều dạng và bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau. Ta tiến hành phân loại vốn như sau (Hình 2.1). Ngoài ra theo khả năng xác định có thể phân ra: Vốn lưu động định mức và vốn lưu định không định mức.
Vốn cố định:
Trong doanh nghiệp theo các nguyên tắc tài chính và để đánh giá đúng tìnhtrạng vốn cố định, vốn cố định có thể được đánh giá theo các chỉ tiêu sau:
- – Theo nguyên giá.
- – Theo giá trị còn lại.
- – Theo giá trị hao mòn.
- – Theo giá trị thanh lý.
- – Theo giá trị phục hồi.
Giá trị phục hồi được hiểu là nguyên giá của TSCĐ được đánh giá lại tại thời điểm kiểm toán cho phù hợp với giá cả thực tế của thị trường tại thời điểm đánh giá.
BỘ MÔN: KTVT & DL
GIÁO TRÌNH: TCQL DOANH NGHIỆP VT
41
- – Số tuyệt đối tại một thời điểm hoặc một thời kỳ như: Tổng số vốn cố định tại một thời điểm hoặc số vốn cố định bình quân trong một thời kỳ nào đó.
- – Số tương đối: Mức vốn cố định trên một lao động hoặc mức vốn cố định trên một đầu phương tiện vận tải tiêu chuẩn.
Mỗi chỉ tiêu này có thể tính toán theo các cách đánh giá khác nhau.
Vốn
Vốn pháp định
Theo tính chất chu chuyển của vốn
Theo mức độ tham gia vào sản xuất
Vốn ngân sách
Vốn lưu động:
Bao gồm vốn lưu động định mức và vốn lưu động không định mức.
Vốn lưu động định mức là lượng vốn tối thiểu đủ để trang trải cho dự trữ sản xuất, sản phẩm dở dang, chi phí chờ phân bổ nhưng vẫn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách bình thường liên tục trong mọi điều kiện.
BỘ MÔN: KTVT & DL
GIÁO TRÌNH: TCQL DOANH NGHIỆP VT
Vốn cố định
Vốn kinh doanh
Theo nguồn vốn
Hình 2.1. Sơ đồ phân loại vốn
Vốn trong sản xuất
Vốn tự có
Vốn lưu động
Vốn ngoài sản xuất
Nguồn vốn huy động nội bộ
Vốn đi vay
Vốn Leasing
Các nguồn vốn khác
- – Theo tính chất: Lao động được phân ra: + Lao động trực tiếp.
+ Lao động gián tiếp.
+ Lao động phục vụ. - – Theo nghề nghiệp: Lao động được phân ra: + Lái xe.
+ Phụ xe.
+ Thợ bảo dưỡng sửa chữa. + Nhân viên điều hành.
+ Hành chính quản trị.
+ Lao động quản lý.
+ Lao động khác.– Theo chế độ sử dụng lao động :
+ Lao động trong biên chế.
+ Lao động theo hợp đồng dài hạn (Trên 1 năm).
42
Vốn lưu động không định mức là vốn lưu động khó xác định chính xác về số lượng vì nó nằm trong khâu lưu thông (Còn gọi là vốn lưu thông) bởi vậy thông thường ta xác định bằng kinh nghiệm.
b. Các chỉ tiêu phản ánh nguồn lao động.
Lao động là đầu vào quan trọng của bất kỳ quá trình sản xuất kinh doanh nào, để phản ánh về lao động người ta thường dùng 2 nhóm chỉ tiêu:
Nhóm 1: Các chỉ tiêu phản ánh số lượng và chất lượng lao động.
Nhóm 2: Các chỉ tiêu phản ánh về kết cấu lao động.
Số lượng lao động được phản ánh bằng các chỉ tiêu như:
- – Tổng số lao động tuyệt đối.
- – Số lượng lao động bình quân.
Chất lượng lao động được biểu thị bằng các chỉ tiêu như:
- – Cấp bậc lái xe bình quân (Đối với lái xe).
- – Cấp bậc thợ bình quân (Đối với thợ).
- – Tỷ lệ số người có trình độ đại học, trung cấp, kỹ thuật viên, sau đại học (Đối với lao động gián tiếp).
Kết cấu lao động:
Là số lượng các loại lao động và tỷ lệ % của từng loại lao động. Để phản ánh kết cấu lao động tuỳ theo mục đích mà người ta có thể phân loại theo các tiêu thức khác nhau:
BỘ MÔN: KTVT & DL
GIÁO TRÌNH: TCQL DOANH NGHIỆP VT
ADc Ac =Dl
ADT = ADc – ADBDSC Tổng số ngày xe tốt phụ thuộc:
- – ADc..
- – Tình trạng kỹ thuật và chế độ sử dụng phương tiện.
- – Công tác BDSC phương tiện.
Chỉ tiêu ADT phản ánh khả năng sẵn sàng hoạt động thực tế của đoàn xe. 4- Tổng số ngày xe bảo dưỡng sửa chữa (ADBDSC)
43
+ Lao động theo hợp đồng ngắn hạn (Dưới 1 năm).
+ Lao động hợp đồng theo công việc.
2.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh các quá trình diễn ra trong hoạt động SXKD vận tải.
a. Các chỉ tiêu phản ánh quá trình khai thác sử dụng phương tiện.
Để phản ánh quá trình sử dụng phương tiện vận tải người ta sử dụng hệ thống chỉ tiêu khai thác kỹ thuật phương tiện. Các chỉ tiêu khai thác kỹ thuật phương tiện phản ánh mức độ phù hợp của tính năng kỹ thuật phương tiện với điều kiện khai thác cụ thể và cuối cùng là hiệu suất sử dụng phương tiện.
Các chỉ tiêu khai thác kỹ thuật phương tiện được phân thành 2 nhóm chỉ tiêu:
- – Nhóm chỉ tiêu số lượng: Phản ánh mức độ sử dụng phương tiện.
- – Nhóm chỉ tiêu chất lượng: Phản ánh chất lượng sử dụng và hiệu suất sử dụng phương tiện.
Nhóm chỉ tiêu số lượng gồm:
1- Tổng số ngày xe có (ADc). Chỉ tiêu này chỉ có với đoàn xe.
ADc = Aci Dci
Dci: Độ dài thời gian của xe có loại i trong kế hoạch.
Ý nghĩa: Đây là chỉ tiêu phản ánh quy mô đoàn phương tiện. ADc phụ thuộc số lượng xe có và độ dài thời gian có mặt của xe trong danh sách của doanh nghiệp.
Trong đó:
Aci: Số xe có loại i.
2- Số xe có bình quân (Ac).
Trong đó: Dl = 360 ngày/ năm. 3- Tổng số ngày xe tốt (ADT ).
ADBDSC = Aci DBDSCi
BỘ MÔN: KTVT & DL
GIÁO TRÌNH: TCQL DOANH NGHIỆP VT
8- Trọng tải thiết kế bình quân (qc)
44
Trong đó:
Aci: Số xe có loại i
DBDSCi: Định mức ngày xe nằm bảo dưỡng sửa chữa với loại xe i.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu ADBDSC là cơ sở cho việc lập kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa phương tiện.
Yếu tố ảnh hưởng:
- – Chế độ khai thác phương tiện.
- – Chế độ bảo dưỡng sửa chữa được quy định với từng loại xe.
- – Điều kiện khai thác phương tiện: Chủ yều là điều kiện đường xá và hàng hoá, hành khách vận chuyển.
- – Tình trạng kỹ thuật của phương tiện. 5- Tổng số ngày xe vận doanh (ADvd):
ADvd = ADc – ADBDSC – AD
Trong đó: AD: Là tổng số ngày xe không vận doanh nhưng không phải do nguyên nhânkỹ thuật mà do các nguyên nhân khác( Do thiếu lái xe, thiếu nhiên liệu, không có hàng..). Ý nghĩa: Phản ánh mức độ đưa xe vào thực tế hoạt động.
Nhân tố ảnh hưởng:
- – Số ngày xe tốt.
- – Trình độ tổ chức khai thác phương tiện (Cung ứng vật, tổ chức lao động của lái xe, khai thác hàng hoá vận chuyển..).
6- Số xe vận doanh bình quân (Avd ):
ADvd Avd =Dl
Ý nghĩa: Phản ánh mức độ sử dụng phương tiện về mặt thời gian. 7- Tổng số tấn xe có (q )
qc = Aci qTKi Trong đó: qTKi – Trọng tải thiết kế của loại xe i.
Ý nghĩa: Là một trong những chỉ tiêu phản ánh năng lực vận chuyển của đoàn xe (Dưới dạng tiềm năng).
Nhân tố ảnh hưởng: Quy mô, cơ cấu đoàn phương tiện theo trọng tải. Tuy nhiên xét cho cùng thì nó phụ thuộc vào đặc tính của thị trường vận tải trong vùng hoạt động của doanh nghiệp.
BỘ MÔN: KTVT & DL
GIÁO TRÌNH: TCQL DOANH NGHIỆP VT
45
Aci qTKi qc = Aci
Ý nghĩa: Phản ánh kết cấu đoàn phương tiện và năng lực vận chuyển bình quân của một đầu xe.
Nhân tố ảnh hưởng: Kết cấu theo trọng tải của cả đoàn xe. Thông thường chỉ tiêu qc được dùng để tính năng suất bình quân.
9- Các loại vận tốc.
– Vận tốc kỹ thuật (VT):
Lchg VT =Tlb
- – Vận tốc khai thác (VK):
- – Vận tốc giao thông (Vgt):
Lchg
VK =Tlb +Txd +Tđc
Lchg VT =Tlb +Tlx
Trong đó:
Tlb ; Txd;Tđc: Thời gian xe lăn bánh, xếp dỡ và làm tác nghiệp đầu cuối. Tlx: Thời gian xe dừng cho khách lên xuống dọc đường.
Vận tốc kỹ thuật chỉ tính thời gian xe hoạt động trên đường và thường được sử dụng với việc điều khiển giao thông cũng như để định mức vận tốc nhằm đảm bảo an toàn giao thông. VT cũng ảnh hưởng đến năng suất phương tiện (Tỷ lệ thuận). VT phụ thuộc điều kiện đường xá, khí hậu, lưu lượng giao thông trên đường, vấn đề tổ chức phân luồng giao thông, tình trạng kỹ thuật của xe, trình độ người lái xe.
Vận tốc khai thác là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp mức độ sử dụng phương tiện về mặt tính năng tốc độ. Ngoài các yếu tố phụ thuộc như VT thì VK còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như công tác tổ chức xếp dỡ và tác nghiệp đầu cuối.
Vận tốc giao thông là chỉ tiêu phản ánh chất lượng công tác tổ chức vận chuyển hành khách trên tuyến vì Vgt có ảnh hưởng đến thời gian một chuyến đi của hành khách. Vgt phụ thuộc vào chất lượng phương tiện, điều kiện đường xá, cường độ luồng giao thông trên đường, trình độ của lái xe, chất lượng công tác tổ chức vận tải,…
10- Thời gian xe hoạt động bình quân ngày đêm (TH).
BỘ MÔN: KTVT & DL
GIÁO TRÌNH: TCQL DOANH NGHIỆP VT
46
Đây là chỉ tiêu biểu thị độ dài thời gian hoạt động của xe trong một ngày đêm, nó phản ánh mức độ sử dụng phương tiện về mặt thời gian.
Nhân tố ảnh hưởng: Ngoài các yếu tố ảnh hưởng đến ngày xe vận doanh, TH còn phụ thuộc vào chất lượng tổ chức vận tải, công tác tổ chức lao động cho lái xe.
TH = Tlb + Txd + Tđc 11- Thời gian xếp dỡ bình quân một chuyến.
Đây là thời gian phương tiện hoạt động không tích cực (Thụ động, phải chờ đợi ) nhưng lại là thời gian cần thiết trong kết cấu một chuyến xe bởi vậy vấn đề là phải giảm đến mức thấp nhất Txd, muốn vậy cần làm tốt công tác phối hợp giữa vận chuyển và xếp dỡ, cơ giới hoá công tác xếp dỡ.
12- Quãng đường xe chạy ngày đêm (Lnđ)
Đây là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp mức độ sử dụng phương tiện cả về mặt thời gian và tính năng tốc độ.
Lnđ = Lhđ + Lch + Lrỗng
Quãng đường xe chạy ngày đêm càng cao thì năng suất phương tiện càng lớn, nhưng chưa chắc đã hiệu quả vì còn phụ thuộc vào quãng đường có hàng.
Lnđ phụ thuộc vào: VT, TH, txd
13- Quãng đường xe chạy có hàng bình quân một chuyến.
Lch lch = Zc
Trong đó:
Lch: Tổng quãng đường xe chạy có hàng.
Zc: Tổng số chuyến xe.
Lch phản ánh chất lượng công tác tổ chức vận tải và có ảnh hưởng lớn đến năng suất phương tiện.
14- Cự ly vận chuyển bình quân một tấn hàng (lhh) P
lhh = Q
Khác với lch, lhh là một chỉ tiêu khách quan nó không phụ thuộc vào công tác tổ chức chạy xe mà chỉ phụ thuộc vào cơ cấu luồng hàng vận chuyển (Đặc tính của thị trường vận tải ) nó thường được sử dụng như một căn cứ để tính giá cước vận tải.
Nhóm chỉ tiêu chất lượng gồm:
BỘ MÔN: KTVT & DL
GIÁO TRÌNH: TCQL DOANH NGHIỆP VT
1- Hệ số ngày xe tốt (T):
T biểu thị chất lượng công tác bảo dưỡng sửa chữa, nó phụ thuộc hàng loạt yếu tố như: Chất lượng phương tiện, trình độ công nhân bảo dưỡng sửa chữa,…
2- Hệ số ngày xe vận doanh (vd): ADvd
vd =ADc
Đây là chỉ tiêu phản ánh chất lượng công tác vận doanh.
3- Hệ số sử dụng trọng tải ()
Trọng tải thực tế
= Trọng tải thiết kế
Có hai cách tính hệ số sử dụng trọng tải đó là:
- – Hệ số sử dụng trọng tải tĩnh (T).
- – Hệ số sử dụng trọng tải động (đ).
T phản ánh mức độ phù hợp của hàng hoá vận chuyển và cơ cấu thùng xe. đ phụ thuộc việc bố trí xe hoạt động trên từng luồng tuyến và mức độ phù
hợp của hàng hoá vận chuyển và cơ cấu thùng xe.
4-Hệ số lợi dụng quãng đường ():
lch
=lchg
ADT
T = ADc
47
Chỉ tiêu tổng hợp phản ánh việc sử dụng phương tiện vận tải.
Năng suất phương tiện là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp việc sử dụng phương tiện. Năng suất phương tiện là khối lượng hoặc lượng luân chuyển (Hàng hoá hoặc hành khách ) mà một đơn vị phương tiện (Hay một đơn vị trọng tải phương tiện ) có thể thực hiện được trong một đơn vị thời gian (Có thể là ngày, giờ, tháng, năm…).
BỘ MÔN: KTVT & DL
GIÁO TRÌNH: TCQL DOANH NGHIỆP VT
48
Năng suất phương tiện
Đơn vị đo
Thời gian
Cách tính
Tấn (HK)
Tấn.Km (HK.Km)
Năng suất giờ
Năng suất ngày
Hình 2.3. Phân biệt các loại năng suất PTVT. Năng suất của một tấn trọng tải trong một giờ xe hoạt động.
WQ =VT xx/(lch +VTxxtxd ) (Tấn/ Tấn xe – giờ)
WP = VT x x x lhh / ( lch + VT x x txd ) (T.Km/ Tấn xe – giờ)
Từ đó ta tính được năng suất của một xe trong một ngày, trong 1 tháng và
trong 1 năm.
Ý nghĩa các loại năng suất: Năng suất được tính cho một đơn vị trọng tải hoặc một đơn vị thời gian nhằm mục đích tạo ra khả năng có thể so sánh được năng suất của các doanh nghiệp, của các loại phương tiện có trọng tải khác nhau hoạt động trong các điều kiện khác nhau.
b. Các chỉ tiêu phản ánh về việc sử dụng lao động trong doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu phản ánh số lượng lao động thực tế được sử dụng:
- – Tổng số lao động trong danh sách thực tế: Chỉ tiêu này là số lượng lao động
được ghi trong danh sách thực tế của doanh nghiệp.
- – Tổng số lao động bình quân thực tế có trong danh sách.
Các chỉ tiêu phản ánh về việc sử dụng thời gian lao động:
- – Tổng quỹ thời gian theo chế độ: Là thời gian mà Nhà nước quy định đối với một lao động làm việc trong năm đối với từng loại lao động. Chỉ tiêu này phản ánh tiềm năng về quỹ thời gian mà doanh nghiệp có được theo chế độ quy định của Nhà nước.
- – Tổng quỹ thời gian làm việc thực tế. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sử dụng quỹ thời gian để vào hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp đã thực hiện.
- – Thời gian làm việc thực tế bình quân của một lao động trong một thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu này phản ánh đích thực việc sử dụng quỹ thời gian của doanh nghiệp.
Năng suất năm
Một đầu xe
Một tấn trọng tải
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả lao động:
BỘ MÔN: KTVT & DL
GIÁO TRÌNH: TCQL DOANH NGHIỆP VT
–
–
- – Năng suất lao động tính cho một lao động trong một đơn vị thời gian.
- – Tỷ suất lợi nhuận của một lao động: Đây là một chỉ tiêu quan trọng nhất để phản ánh không những hiệu quả sử dụng lao động mà còn là hiệu quả toàn doanh nghiệp và còn có thể phản ánh hiệu quả toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
c. Các chỉ tiêu phản ánh về việc sử dụng vốn SXKD.
Vốn pháp định: Vốn pháp định của doanh nghiệp bao giờ cũng phải lớn hơn hoặc bằng mức vốn quy định của Nhà Nước.
Vốn kinh doanh: Là vốn thực có của doanh nghiệp để tiến hành kinh doanh. Vốn kinh doanh được chia ra:
Các chỉ tiêu phản ánh trạng thái kỹ thuật của TSCĐ. Để đánh giá trạng thái kỹ thuật của tài sản cố định người ta dùng các chỉ tiêu sau:
– Hệ số đổi mới TSCĐ (Kđổi mới): VCĐĐổi mới
Kđổi mới =
VCĐcuối kỳ
Trong đó: VCĐĐổi mới – Tổng vốn cố định đổi mới trong kỳ. VCĐcuối kỳ – Tổng vốn cố định cuối kỳ.
Hệ số thanh lý TSCĐ (Kthanh lý):
VCĐthanh lý Kthanh lý =
VCĐđầu kỳ
Trong đó: VCĐthanh lý – Tổng vốn cố định thanh lý trong kỳ.
VCĐđầu kỳ – Tổng vốn cố định đầu kỳ. Hệ số hao mòn TSCĐ (KHao mòn):
Tổng giá trị đã khấu hao của TSCĐ
KHao mòn =
Tổng giá trị TSCĐ theo nguyên giá
- – Hệ số giá trị còn lại của TSCĐ (Kcòn lại):
Kcònlại = 1- Khaomòn –
- – Thời gian sử dụng bình quân TSCĐ.
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định: Hiệu quả sử dụng vốn cố định được biểu thị bằng hệ thống các chỉ tiêu như sau:
– Hệ số hiệu suất (Suất doanh thu) sử dụng vốn cố định. Dt
BỘ MÔN: KTVT & DL
GIÁO TRÌNH: TCQL DOANH NGHIỆP VT
49
RVCĐ =
100%
50
KHS =
VCĐbq
Trong đó: KHS – Hiệu suất sử dụng vốn cố định. Dt – Tổng doanh thu trong kỳ phân tích.
VCĐbq – Tổng giá trị vốn cố định bình quân trong kỳ (Theo nguyên giá).
– Mức vốn cố định trên 1 đồng doanh thu hay hệ số đảm nhiệm của vốn cố định (MVCĐ/1đ Dt):
VCĐbq
MVCĐ/1đDt =
Dt
Đây là chỉ tiêu nghịch đảo của hệ số hiệu suất sử dụng vốn cố định. Nó thường được dùng chủ yếu để ước tính nhu cầu về vốn cố định.
– Tỷ suất lợi nhuận (Suất doanh lợi) của vốn cố định (RVCĐ):
L
VCĐ bq
Trong đó: L – Tổng lãi (Có thể là lãi trước thuế hoặc sau thuế).
– Hệ số sử dụng TSCĐ theo thời gian (Kthời gian):
Kthời gian =
Tổng thời gian sử dụng TSCĐ thực tế
–
Tổng thời gian có thể sử dụng TSCĐ theo chế độ Hệ số sử dụng TSCĐ theo công suất (Kcông suất):
Công suất thực tế sử dụng TSCĐ
Kthời gian =
Công suất TSCĐ theo thiết kế – Hệ số sử dụng tổng hợp TSCĐ (Ktổng hợp):
Ktổng hợp = Kthời gian Kcôngsuất
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Hiệu quả sử dụng
vốn lưu động được đánh giá thông qua các chỉ tiêu cơ bản sau:
– Tốc độ quay vòng vốn: Có thể biểu thị qua chỉ tiêu số vòng quay (nv) và thời gian một vòng quay (Tv) của vốn lưu động:
Dt nV =
VLĐbq
BỘ MÔN: KTVT & DL
GIÁO TRÌNH: TCQL DOANH NGHIỆP VT
– – –
–
–
–
–
a. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất :
Tổng khối lượng vận chuyển Q.
Tổng khối lượng luân chuyển P.
Tổng khối lượng luân chuyển tính đổi Ptđ
b. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh:
Doanh thu Dt. Lợi nhuận L.
c. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả về mặt xã hội và ảnh hưởng đến môi trường.
Lao động sau quá trình sản xuất kinh doanh. Tác động, ảnh hưởng đến môi trường.
2.3. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT KINH DOANH VẬN TẢI.
– – –
–
Hiện nay có 4 dạng công nghệ sản xuất kinh doanh vận tải đó là: Vận tải đơn.
Vận tải đa phương thức.
Liên hiệp vận tải.
Vận tải hỗn hợp.
51
365 VLĐbq Dt
Trong đó: VLĐbq – Mức vốn lưu động bình quân trong năm.
- – Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động hay mức vốn lưu động trên 1 đ doanh thu (MVLĐ/1đDt):
VLĐbq
MVCĐ/1đDt =
Dt - – Tỷ suất lợi nhuận của vốn lưu động (RVLĐ):
L VLĐbq
2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh yếu tố đầu ra của quá trình SXKD vận tải.
Tv=
RVLĐ =
100%
2.3.1. Vận tải đơn.
Vận tải đơn là hình thức tổ chức vận tải mà trong đó chỉ có duy nhất một phương thức vận tải tham gia do một doanh nghiệp độc lập thực hiện.
Đây cũng là hình thức tổ chức đơn giản nhất nếu xét trên góc độ quản lý. Hình thức này thường được áp dụng đối với các nhu cầu vận tải nhỏ và không phức tạp, mang tính cơ động cao, việc hạch toán đơn giản.
2.3.2. Vận tải đa phương thức.
BỘ MÔN: KTVT & DL
GIÁO TRÌNH: TCQL DOANH NGHIỆP VT
52
Hình thức này ra đời do thị trường vận tải phát triển cả về quy mô và yêu cầu về chất lượng vận tải. Từ đó xuất hiện yêu cầu phối hợp cung và phối hợp cầu vì những phương thức vận tải đơn lẻ không có khả năng đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu của thị trường vận tải, ngược lại cầu đơn lẻ dẫn tới chi phí thoả mãn nhu cầu cao và như vậy vận tải đa phương thức ra đời. Đây là một hình thức tổ chức kinh doanh vận tải hiện đại được áp dụng ở hầu hết các nước trên thế giới hiện nay. Trong vận tải đa phương thức có nhiều loại hình vận tải cùng phối hợp thực hiện quá trình vận taỉ nhưng chỉ có một chủ vận đơn và chỉ có một chủ vận tải. Thông thường vận tải đa phương thức được áp dụng trong vận tải quốc tế và thực hiện dịch vụ vận tải tổng hợp.
2.3.3. Liên hiệp vận tải.
Liên hiệp vận tải là hình thức tổ chức phối hợp các bên cung chẳng hạn như giữa các phương thức vận tải, giữa các khâu trong cùng một phương thức vận tải.
2.3.4. Vận tải hỗn hợp.
Vận tải hỗn hợp là một dạng tổ chức một doanh nghiệp vận tải nhưng có nhiều loại phương tiện vận tải và kinh doanh nhiều loại dịch vụ vận tải.
BỘ MÔN: KTVT & DL
GIÁO TRÌNH: TCQL DOANH NGHIỆP VT